Phương pháp giáo dục sớm Montessori

Montessori là gì? Montessori là một phương pháp giáo dục sớm khoa học, hiện đại và hoàn thiện trên thế giới hiện nay do tiến sỹ người Ý Maria Montessori (1870 – 1952) sáng lập từ đầu thế kỷ XX. Có thể nói, giáo dục trẻ bằng Montessori đã mở ra một “chân trời mới”, tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực giáo dục mầm non.

5 đặc điểm về phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori

 

1. Môi trường Montessori

Một môi trường học Montessori đạt chuẩn phải được thiết kế và chuẩn bị tốt nhất từ sân trường đến lớp học, đảm bảo thoả mãn được nhu cầu tiếp nhận và sự nhạy cảm của trẻ. Đồng thời phải kích thích được sự phát triển toàn diện từ thể chất đến tinh thần.

Không gian Montessori đủ rộng, thoáng với cây xanh, ánh sánh và nhiệt độ thích hợp để trẻ luôn khoẻ mạnh. Sân chơi luôn hấp dẫn các học viên nhí bởi bãi cát rộng, các loại đồ chơi vận động thú vị. Có cả một khu vườn xanh với rất nhiều cây cối và động vật nhỏ để trẻ khám phá. Thật tuyệt.

Lớp học Montessori được trang trí sáng tạo với các bức tường sơn màu, treo tranh đầy tính nghệ thuật. Bao quanh lớp là các kệ giáo cụ Montessori sắp xếp ngăn nắp, theo quy định và chức năng riêng. Đáp ứng tốt các hoạt động giác quan, toán học, khoa học, ngôn ngữ,…

2. Trẻ em trong lớp học

Với các lớp học Montessori, trẻ em là trung tâm lớp học. Chúng được tự do làm điều mình thích, học điều mình muốn và được giáo viên hướng dẫn khi thật sự cần. Bọn trẻ có thể học theo cá nhân hoặc nhóm, cùng trao đổi, chơi các trò chơi, làm việc với giáo cụ. Tự bản thân chúng khám phá và tiếp thu các kiến thức mình muốn theo nhu cầu. Kết thúc giờ học, đồ chơi lại được xếp ngay ngắn về đúng vị trí. Điều này khuyến khích khả năng tự học hỏi của trẻ, khuyến khích các năng lực cá nhân của trẻ được phát huy.

Ngoài ra, vẫn có các giờ học được giáo viên dẫn dắt. Khi ấy, cả lớp học sẽ tập trung lại thành vòng tròn để được hướng dẫn và thực hành.

Điều đặc biệt là trong lớp học Montessori, rất nhiều độ tuổi cùng sinh hoạt chung trong một lớp. Điều này gián tiếp dạy cho trẻ về cách cư xử, chăm sóc, chia sẻ với các thành viên khác tuổi.

3. Vai trò của giáo viên

Giáo viên trong lớp học Montessori không phải đứng lớp nhiều, vậy giáo viên Montessori làm gì để dạy bọn trẻ?

Các giáo viên dành nhiều thời gian hơn để quan sát từng bạn nhỏ một. Trợ giúp ngay khi chúng cần. Nhưng không can thiệp và tác động nhiều vào quy trình học khám phá của chúng. Giáo viên giống như một người bạn lớn tuổi vậy, cùng chơi, cùng học với chúng.

Giáo viên Montessori có kiến thức về sư phạm, luôn tận tâm, kiên trì, không có thái độ áp đặt trẻ. Họ là người hỗ trợ phía sau trẻ, định hướng cho trẻ, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Phương pháp giáo dục Montessori

4. Giáo cụ

Giáo cụ montessori rất đa dạng, được thiết kế dựa trên nhu cầu giảng dạy, mô hình hoá bài học nên các giáo cụ rất thận thiện, dễ sử dụng. Giáo cụ được thiết kế bằng chất liệu an toàn với trẻ, phù hợp với nội dung môn học.

Giáo cụ được sắp xếp khoa học trên các kệ theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Với sự hỗ trợ của giáo cụ, các khái niệm thực tế lẫn trừu tượng đều được trở nên dễ hiểu hơn với trẻ.

Tính ưu việt của giáo cụ Montessori nằm ở chỗ, giáo cụ có thể được làm mới, thiết kế bổ sung, hay tự sáng tạo cho phù hợp với hoạt động học tập. geekydice

5. Giáo dục toàn diện

Với sự tính toán kỹ lưỡng đến từng bước đi khi dạy trẻ học tập, có thể nói Montessori là một phương pháp giáo dục toàn diện nhất. Sẽ không có một phương pháp nào khác chú trọng và tận tâm thiết kế từ giáo trình học đến từng đường nét kiến trúc, chuẩn bị chu đáo mọi dụng cụ, luôn có những giáo viên tâm huyết hết lòng hỗ trợ trẻ như vậy. Không có nhiều những môi trường học dạy trẻ cả kỹ năng lần nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ tốt đến thế.

Với phương pháp Montessori , trẻ không phải học trong một môi trường đua chen về điểm số với bạn bè, không phải “nhồi nhét” kiến thức, chạy đua trong học tập. Thay vào đó, trẻ được gìn giữ một tuổi thơ thật hồn nhiên, được học mà chơi, chơi mà học mỗi ngày, được bồi dưỡng những thói quen và đức tính tốt… Khi hoàn tất chương trình mầm non Montessori, cha mẹ có thể tự hào về đứa trẻ ngoan hiền, khoẻ mạnh, thông minh, trí tuệ và nhân hậu của mình – một đứa trẻ toàn diện.

Phương pháp giáo dục Montessori
Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, chỉ quan sát đưa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời. Nếu người lớn áp đặt, định hướng nhiều quá sẽ khiển cho trẻ mất khi khả năng tư duy vốn có. Do đó cần tạo môi trường, không gian cho trẻ tự trải nghiệm, khám phá để tự bản thân làm được nhiều điều hơn, phát huy khả năng tự học.

Trong môi trường Montessori, sự phát triển của trẻ nhỏ được tối đa hóa thông qua quá trình chuẩn bị một cách khoa học. Giáo viên hướng dẫn cẩn thận cho trẻ các hoạt động đã được chuẩn bị để trẻ tự xây dựng kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Trẻ sẽ được phát triền cá tính bản thân trong môi trường này thông qua các hoạt động có tính thu hút trẻ, thông qua các giác quan cảm nhận và khuyến khích trẻ khám phá thế giới.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *