Học thuyết thông minh đa trí tuệ và ứng dụng trong giáo dục

Học thuyết thông minh đa trí tuệ

Trong xã hội hiện đại ngày nay, giáo dục truyền thống chỉ tập trung vào việc phát triển trí thông minh logic, và dạy hàng nghìn cá thể khác nhau bằng cách giống nhau; thì giáo dục thời đại mới quan tâm nhiều đến từng cá thể, nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu về Học thuyết thông minh đa trí tuệ và ứng dụng trong giáo dục ở bài viết dưới đây!

Học thuyết thông minh đa trí tuệ của Howard Gardner

Howard Gardner (1943) là giáo sư về giáo dục tại Đại học Harvard. Từ nhiều năm nay, ông đã tiến hành những nghiên cứu về khả năng nhận thức của nhân loại. Học thuyết của Howard Gardner không chỉ chứng minh cho thấy các dạng thức của trí thông minh ở con người phong phú hơn rất nhiều so với những gì chúng ta thường nghĩ, mà còn đưa ra một định nghĩa mới mẻ và rất thực tế về trí thông minh. Thay vì xem ” trí tuệ “ của con người như một tập hợp kết quả thu được từ một bài “test” được chuẩn hóa, Howard Gardner định nghĩa trí thông minh như sau:

– khả năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày;

– khả năng phát hiện ra các vấn đề mới và giải quyết chúng;

– khả năng đạt được những thành tựu và cung cấp được những dịch vụ hay giải pháp ứng dụng được một nhóm văn hóa nào đó trong cộng đồng đánh giá cao.

Học thuyết thông minh đa trí tuệ

Định nghĩa này cho thấy Howard Gardner nhấn mạnh tới bản chất đa văn hóa trong hệ thống lý thuyết của ông.

Tám dạng trí khôn

Trí năng ngôn ngữ: Khả năng nắm bắt và tư duy bằng ngôn ngữ, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ những vấn đề phức tạp. Các tác giả, nhà văn, nhà báo, diễn giả, người hành nghề quảng cáo… là những người thể hiện năng lực sử dụng ngôn ngữ ở một trình độ cao.

Trí năng logic-toán: Khả năng tính toán, định lượng, phân tích các mệnh đề và các giả thuyết, khả năng thực hiện những thao tác toán học phức tạp. Các nhà khoa học, nhà quản trị tài chính, kỹ sư, lập trình viên đều đòi hỏi phải sở hữu một trí tuệ logic-toán đủ mạnh.

Trí năng thể chất-vận động: Khả năng sử dụng khéo léo các đồ vật, thực hiện những hoạt động, những động tác của cơ thể với một độ khéo léo và chính xác cao. Tuy nhiên, như Howard Gardner nhấn mạnh, kỹ năng thể chất, khả năng sử dụng các bộ phận cơ thể trong một số trường hợp là yếu tố sống còn và là tiêu chuẩn quan trọng của một số ngành nghề danh giá, như bác sĩ phẫu thuât, nghệ nhân vận động và vũ công.

Học thuyết thông minh đa trí tuệ

Trí năng thị giác-không gian: Đó là khả năng tưởng tượng và tư duy trong các không gian ba chiều. Người nào có năng lực thị giác-không gian sẽ dễ dàng cảm nhận và tri giác được các hình ảnh bên ngoài và bên trong, có khả năng tái tạo, chuyển dịch và biến đổi những hình ảnh đã được tri giác đó. Các điêu khắc gia, họa sĩ, kiến trúc sư, phi công, thủy thủ là những người cần tới dạng năng lực này.

Trí năng âm nhạc: Các cá nhân sở hữu dạng năng lực trí tuệ này sẽ có một độ nhạy cảm với âm điệu, giai điệu, tiết tấu và những vấn đề về âm thanh nói chung. Các nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà phê bình âm nhạc, nhà sản xuất nhạc cụ, các thính giả cao cấp và tinh tế đều là những người sở hữu năng lực dạng này.

Trí năng tương tác xã hội: đó là năng lực thấu hiểu người khác và tương tác hiệu quả với họ. Khi nền văn minh Phương Tây bắt đầu phát hiện ra mối quan hệ “thể xác-tinh thần” cũng là lúc nó đề cao tầm quan trọng của tính hiệu quả trong quan hệ tương tác giữa các cá nhân. Dạng năng lực này thường xuất hiện ở những người thầy giỏi, các nhân viên xã hội, các nghệ sĩ và các chính trị gia.

Trí năng nội tâm: Năng lực trí tuệ được xây dựng dựa trên khả năng tự thấu hiểu bản thân mình và biết cách sử dụng những hiểu biết đó để lên kế hoạch định hướng đúng đắn cho cuộc đời mình. Những cá nhân có được năng lực trí tuệ này thường đi sâu vào các lĩnh vực thần học, tâm lý học hay triết học.

Trí năng thiên nhiên: là khả năng quan sát nhậy bén để phát hiện ra những quy luật xuất hiện trong môi trường tự nhiên, biết nhận dạng và phân loại các đối tượng, hiểu được các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra. Trong số những người có trí thông minh tự nhiên vượt trội, người ta thường gặp những nhà nông học, thực vật học, nhà nghiên cứu môi trường, thợ săn và nông dân.

Học thuyết thông minh đa trí tuệ và ứng dụng trong giáo dục

Hiện nay, tình trạng các chương trình dạy học đang dành tỷ trọng ưu tiên quá lớn cho sự phát triển năng lực ngôn ngữ và logic-toán đã làm giảm bớt khả năng phát triển các dạng trí khôn khác. Kết quả là những học sinh không thành công trong việc chứng minh khả năng của họ ở những môn học “ chủ lực” nói trên sẽ đánh mất sự tự tin vào chính mình. Những khả năng khác của họ, do không được chú ý khai thác và bồi dưỡng, sẽ bị thui chột, đó là một sự thiệt thòi với cá nhân họ và một sự mất mát đối cho xã hội.

Học thuyết thông minh đa trí tuệ

Ngay cả những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà hiện nay tất cả các học sinh được yêu cầu nắm vững (ngôn ngữ, toán học, lịch sử và các môn khoa học) cũng không nên dạy theo cùng một cách với các đối tượng khác nhau. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải tìm ra những con đường “hợp lý”. Muốn vậy, cần thiết lập một cách tiếp cận “đa phương thức” sao cho mỗi học sinh có cơ hội khám phá các sở thích, năng khiếu và khả năng sáng tạo của mình trong lĩnh vực nào đó. Chương trình giáo dục cần được thiết kế có độ “mở” nhất định, trong đó tính đến sự phong phú về thiên hướng và sở thích tự nhiên của từng cá nhân học sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *