Dino đi học cùng đồng hành cùng bé vào lớp 1 là một bước ngoặc quan trọng của bé khi từ mầm non sang tiểu học với nhiều sự thay đổi lớn, môi trường học, bạn bè, cách thức sinh hoạt và đến phương pháp học. Vậy nên bố mẹ hãy cùng đồng hành với con để cùng bé bước vào lớp 1 với một chặng đường quan trọng, và đầy thử thách.

Hầu như trẻ nào khi vào lớp 1 cũng gặp khó khăn nhất định, có trẻ chỉ thoáng qua nhưng một số khác lại gặp khó thực sự và nếu không được sự giúp đỡ của người lớn thì sẽ vướng mắc mãi. Và trong bài viết sau đây, các bạn hãy cùng Dino đi học cùng đồng hành bé vào lớp 1 tìm hiểu về những khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1 cùng những biện pháp khắc phục hiệu quả nhé.

• Bỡ ngỡ với môi trường mới

♦ Vào lớp 1, các em thường bỡ ngỡ vì thầy cô mới lạ, cái gì cũng mới khung cảnh lạ không quen thuộc như ở Mầm Non và thấy các anh chị lớp trên lớn xa lạ nên sợ sệt, sợ bị các anh chị đập, bắt nạt nên tới trường là khóc không muốn học, có em bố mẹ đưa tới trường học thì khóc đòi về không chịu ở lại học.

♦ Ở mầm non các em có nhiều đồ chơi để chơi còn vào lớp 1 các em phải làm quen với việc học là chính nên các em phải làm quen dần các kí hiệu, hiệu lệnh trong giờ học. Chính vì vậy, giáo viên phải nắm được tâm lý của học sinh khi mới vào lớp một để giúp các em tự tin mạnh dạn hứng thú thích đi học.

• Viết chữ ngược

Việc làm quen với chữ viết đối với học sinh lớp 1 thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng. Trẻ ở mẫu giáo, các em mới được làm quen với đọc và tô các chữ cái, chưa có khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, chưa nắm được cấu tạo của các nét cơ bản, cấu tạo của các chữ cái, chưa nắm được độ cao, độ rộng, của từng con chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh và các chữ số, chưa nắm được quy trình viết chữ cái. Nhiều em còn viết chữ ngược, số ngược.

Dino đi học cùng đồng hành bé vào lớp 1

 

Điều kiện quan trọng nhất để bé viết tốt là khả năng của mắt phối hợp với tay. Điều này có nghĩa rằng, mắt phải di chuyển linh hoạt và có thể di chuyển theo sự chuyển động của nét chữ. Những vận động phối hợp các cơ quan như giữ thăng bằng, nhảy, chạy, trượt… cần thiết để tạo nền tảng giúp bé có thể điều khiển hoạt động của các cơ dễ dàng.

• Khủng hoảng tâm lý

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học rơi vào hội chứng sợ trường lớp đa phần do sợ phải xa cách cha mẹ, sợ không an toàn. và cũng vì thế mà không ít các trường hợp đang ngồi học thì nhớ mẹ và khóc hoặc khi thấy bố mẹ đến đón, cứ thế ôm cặp, vừa chạy về vừa chào cô mặc dù chưa tan học.

Đối với học sinh lớp 1, giáo viên cần phải thật linh hoạt trong việc quản lý cũng như rèn nề nếp cho các em và “Ân cần, nhẹ nhàng đôi khi cũng phải nghiêm khắc” chính là câu trả lời. Bạn biết đấy, trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, trẻ phải chuyển từ việc học thông qua chơi sang học có chủ đích. Trẻ phải đối mặt với những mối quan hệ mới, những trách nhiệm mới, và tất cả những điều này đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng thích nghi. Chính vì thế, bạn nên uốn nắn trẻ từ từ, cho trẻ dần dần đi vào nề nếp.

Biện pháp giúp các bé khi tới trường

• Tạo cho trẻ sự háo hức đến trường

Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp 1. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường… Nhưng đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường.

• Luôn động viên, khích lệ trẻ

Không so sánh con mình với con người khác, bởi mỗi đứa trẻ có một đặc điểm tích cách và khả năng khác nhau. Luôn động viên, khen ngợi khi trẻ làm các việc tốt, khích lệ trẻ cố gắng khi chưa làm được việc gì đó.

Hiện nay trẻ em thông minh hơn nhiều so với trẻ em cùng lứa tuổi trước đây do điều kiện nuôi dưỡng tốt và lượng thông tin đến với trẻ nhiều hơn, nhưng nhiều trẻ khi đi học lớp 1 không thuận lợi vì khả năng tập trung chú ý hạn chế. Hoặc bố mẹ cùng làm để động viên khuyến khích con tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ đó. Điều này cũng có nghĩa trẻ phải có sự nỗ lực ý chí, phải kiên trì, có tính mục đích… để hoàn thành công việc được giao.Dino đi học cùng đồng hành bé vào lớp 1

Bố mẹ cần kiên trì, không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1, không nên lấy ý muốn chủ quan của mình áp đặt cho trẻ. Sự kỳ vọng quá lớn của các vị phụ huynh vào kết quả học tập, nhất là chỉ quan tâm đến điểm số học tập của con khi con học lớp 1 cũng là một áp lực lớn làm cho trẻ chán học.

• Hãy giúp con trở thành người chiến thắng ngay từ vạch xuất phát

Lớp 1 nói riêng và bậc tiểu học nói chung là bậc học nền tảng trong giáo dục phổ thông. Thành công trong học tập ở bậc tiểu học là cơ hội lớn cho trẻ thành công ở bậc học tiếp theo. Tâm lý chung của con người là muốn được động viên, khen ngợi, không ai muốn bị chê, bị nói xấu. Vì vậy, bố mẹ cần giải thích, động viên, khích lệ trẻ khi chuẩn bị đi học lớp 1, không dọa dẫm, trách phạt trẻ nhiều làm cho trẻ nản chí.

Ví dụ khi trẻ vào lớp 1, các vị phụ huynh khi đón con nên bắt đầu bằng những câu hỏi như: Ở trường hôm nay có gì vui? Điều gì làm con thích thú?… Không mắng trẻ khi chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà nên tìm hiểu nguyên nhân và khích lệ để giúp trẻ học tốt hơn.

Dino đi học cùng bố mẹ chuẩn bị những kiến thức để con bước vào lớp 1 đầy tự tin

♦ DINO đi học là ứng dụng duy nhất có kho nội dung, các kỹ năng, kiến thức cần thiết dành cho độ tuổi từ 3-6 được xây dựng theo chuẩn chương trình mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đã được chứng nhận và kiểm nghiệm.

Dino đi học cùng đồng hành bé vào lớp 1

♦ Chương trình 5 in 1 theo chuẩn giáo dục trẻ thế kỉ 21: Tiếng Anh, Toán, Tiếng Việt, Kỹ Năng Xã Hội và Thể Chất với 1000+ bài học 10.000+ hoạt động sáng tạo đánh giá mỗi tuần. Bên cạnh đó, mỗi khi kết thúc mỗi chặng học, các con sẽ được tham gia thử thách đánh giá năng lực, giúp con học sâu nhớ lâu, hiểu bản chất của kiến thức

♦ DINO đi học trang bị cho trẻ Kho đề thi thử vào lớp 1 chuẩn của bộ GDĐT để con tự DINO đi học là ứng dụng duy nhất trên thị trường đưa bộ môn Kỹ năng xã hội vào chương trình giảng dạy. Tác động của những kỹ năng xã hội được trang bị ngay từ những năm đầu đời sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong suốt những năm tháng về sau. Trong nhiều nghiên cứu, trẻ được bồi đắp kỹ năng xã hội sớm sẽ tự tin hơn, có khả năng tập trung cao, hành xử lịch thiệp, có khả năng tự chăm sóc bản thân và có trách nhiệm với việc làm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0983.225.221