Phương pháp giáo dục sớm Shichida

Phương pháp giáo dục sớm Shichida

Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục sớm bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời trong những năm 60 của thế kỷ 20.Người phát triển phương pháp này là giáo sư Makota Shichida, một nhà nghiên cứu có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển não bộ.

Phương pháp giáo dục sớm Shichida

     Lợi ích của phương pháp giáo dục sớm Shichda

Phương pháp giáo dục Shichida hướng đến một sự phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ lựa chọn phương pháp này sẽ được cung cấp một loạt các bài học giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất, trong đó, đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ.

Chính vì thế, trẻ được bố mẹ áp dụng phương pháp Shichida sẽ được:

  • Phát triển trí não: Phương pháp Shichida tập trung vào việc phát triển cân bằng hai bán cầu não vì cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau. Nếu bán cầu trái giúp trẻ phát triển tư duy logic thì bán cầu phát giúp trẻ phát triển các tư duy liên quan đến cảm xúc. Vì vậy, việc giúp trẻ cân bằng được cả hai bán cầu não giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt, tăng cường khả năng tiếp thu thông tin cũng như yêu thích việc học.Phương pháp giáo dục sớm Shichida
  • Giáo dục tinh thần: Bố mẹ sẽ dạy trẻ các bài học liên quan đạo đức và tình người. Từ đó, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.
  • Giáo dục thể chất: Không chỉ quan tâm đến việc phát triển não bộ, phương pháp Shichida còn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ nữa. Bố mẹ sẽ được cung cấp một số bài tập để thực hành ở nhà cho trẻ hằng ngày.
  • Giáo dục dinh dưỡng: Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển lành và toàn diện nhưng dinh dưỡng vẫn bị nhiều phương pháp giáo dục sớm khác bỏ qua. Đó cũng là điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm Shichda

    Ứng dụng về phương pháp giáo dục sớm Shichida

    Vậy làm cách nào để áp dụng phương pháp sớm Shichida đúng cách, hiệu quả nhất dành cho trẻ. Bố mẹ có thể áp dụng ngay những hoạt động dưới đây. Cụ thể như:

    1 Luyện flashcard, hình ảnh đặc sắc

    Trong những ngành giáo dục ngoại ngữ cho trẻ. Chúng ta hay được nghe đến việc áp dụng flashcard trong việc ghi nhớ từ vựng. Vì sao lại vậy? Vì trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi những hình ảnh bắt mắt, đầy màu sắc. Do vậy, việc tạo nên những chiếc flashcard tương tự với từ vựng cần ghi nhớ sẽ giúp con nhớ lâu hơn.

    Ngoài ra, trẻ không cần mất quá nhiều thời gian để ghi nhớ, chỉ cần khoảng 1 giây/ 1 tấm. Lặp lại hành động hoặc bộ từ vựng ấy mỗi ngày sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn. Kiến thức này dần đi sâu vào não bộ, giúp con tiếp thu một cách tự nhiên.

    2 Phân biệt màu sắc cơ bản

    Việc cảm thụ về màu sắc là tiền đề phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Trong giai đoạn đầu, bố mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với những màu cơ bản cùng số lượng ít. Như đen, trắng, đỏ, xanh dương. Thông qua các món đồ chơi gần gũi với con có màu đơn sắc. Có thể là trái bóng, khối gỗ,…

    Và từ từ tăng dần lên số lượng cũng như xen kẽ một số màu phức tạp hơn. Điều này sẽ giúp con ghi nhớ màu, tăng độ nhận biết cũng như cảm nhận được chúngPhương pháp giáo dục sớm Shichida

     

    3 Phân biệt hình dáng đồ vật

    Có một yếu tố khá ít các bậc phụ huynh biết đến. Đó là việc tăng nhận biết về kích thước thông qua hình khối sẽ giúp trẻ phát triển được trí tưởng tượng. Đặc biệt, trí tưởng tượng trên môi trường đa không gian. Do vậy, hoạt động phân biệt hình dáng đồ vật mà phương pháp Shichida cung cấp khá hữu ích.

    Giai đoạn đầu, bố mẹ có thể cho con tiếp xúc với những hình dáng đơn giản trên một mặt phẳng 2D. Như hình vuông, hình tham giác, hình tròn,…. Khi trẻ đã dần tập làm quen và phân biệt dễ dàng. Bố mẹ có thể tăng lên dạy con về các hình khối thông qua những món đồ chơi của trẻ. Chắc chắn bé sẽ dễ dàng ghi nhớ, tiếp thu rất nhanh.

    4 Nhận biết kích thước bằng so sánh

    Thêm vào đó, hoạt động nhận biết kích thước bằng cách so sáng trong phương pháp Shichida. Còn giúp trẻ rất nhiều. Vì hoạt động này giúp con có thể xác định được chiều dài, tăng khả năng tư duy của con.

    Bố mẹ có thể nhắc đi nhắc lại về cách so sánh giữa 2 đồ vật với nhau trước. Đặc biệt, hai món đồ vật này phải cùng hình dáng nhưng khác kích thước. Như cây bút màu đen ngắn hơn cây bút màu hồng,…. Sau đó mới tăng độ khó, độ phức tạp hoặc số lượng món đồ vật lên. Giúp con phân biệt và nhìn nhận từ từ.

     

    5 Luyện ngón tay khéo léo

    Các nhà khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng. Ngón tay là đại diện cho não bộ thứ hai của con. Để những hoạt động trên được phát triển tốt phải trải qua quá trình cầm nắm. Việc cầm nắm chắc đồ vật, cảm nhận chúng sẽ giúp cho những hoạt động trên được đẩy mạnh nhanh chóng.

    Đồng thời, quá trình luyện ngón tay khéo léo còn là cách để bố mẹ rèn luyện kỷ xạo đôi mắt, cảm nhận và sự tập trung của con.

    6 Phát triển khả năng đa giác quan của bé

    Ứng dụng cuối cùng ở phương pháp Shichida, đó là cho phép ra ra ngoài nhiều hơn. Việc hoà mình vào thiên nhiên bên ngoài sẽ là môi trường thích hợp giúp con tiếp thu, rèn luyện tốt hơn. Bởi ngoài những hoạt động trong nhà đã quá quen thuộc với con. Các hoạt động bên ngoài như là một thế giới mới. Ở đó trẻ được phép tìm hiểu, cầm, nắm, ngửi, cảm nhận. Và nhờ vậy các giác quan của con được đẩy mạnh và kích thích phát triển nhanh.

    Phương pháp giáo dục sớm Shichida mang lại rất nhiều hữu ích trong quá trình phát triển trẻ. Đặc biệt, khi kết hợp nhiều hoạt động với nhau giúp các giác quan của con được đẩy mạnh nhất. Do vậy, khá nhiều bố mẹ trên thế giới áp dụng phương pháp này. Mong rằng những nội dung trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bố mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *