Giáo dục sớm cho trẻ và những quan điểm sai lầm của ba mẹ

giáo dục sớm cho trẻ

Hiện nay, Giáo Dục Sớm đang trở thành một xu hướng toàn cầu vì những lợi ích vàng của nó mang lại cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những ba mẹ áp dụng tích cực những phương pháp giáo dục sớm cho con một cách hiệu quả thì cũng có một bộ phận lớn những bậc phụ huynh có quan điểm sai lầm về giáo dục sớm. Vì vậy hãy cùng DINO đi học tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Quan điểm sai lầm về giáo dục sớm cho trẻ cha mẹ cần sớm khắc phục chính là những định hướng, những suy nghĩ đi theo chiều hướng tiêu cực khiến phương pháp giáo dục, nuôi dạy trẻ bị phản tác dụng, đi ngược lại với mong muốn ở nhiều bậc phụ huynh. Nhiều ba mẹ nghĩ rằng, đối với con trẻ thì chỉ cần chăm sóc thật kĩ, bé nhỏ nên chỉ biết ăn, ngủ và chơi nên không mạnh dạn để chỉ bảo con nhiều điều, dẫn tới tình trạng bé chậm phát triển, thậm chí là khả năng sáng tạo, tinh thần năng nổ hoạt náo cũng thua kém các bạn đồng trang lứa.

Vấn đề này có thể xuất phát từ quan niệm không đúng đắn của phụ huynh ngay trong cách dạy trẻ từ tấm bé như xem yếu tố thông minh là tố chất có sẵn-tức không dạy cũng thông minh, trẻ thông minh sớm có thể trở nên tự mãn vì sự đề cao của bố mẹ, nhồi nhét con vào khuôn khổ vào một mớ kiến thức “ngoài tầm với” hay sợ con khổ, sợ làm khó làm dễ cho con,…đây quả thật là những ý nghĩ vô cùng lệch lạc, sau đây là những quan điểm sai lầm ba mẹ cần sớm khắc phục bên nhé!

Giáo dục sớm cho trẻ là giáo dục trước tuổi

giáo dục sớm cho trẻ

Chúng ta vẫn quen với khái niệm 6 tuổi trẻ mới đi học lớp 1, trước 6 tuổi thì mọi sự dạy dỗ đều vô ích, trẻ biết gì mà học, thậm chí là có tội vì “đánh cắp tuổi thơ” của trẻ. Trước 6 tuổi chỉ cần trẻ ăn no, ngủ kỹ, khỏe mạnh tươi vui là tốt rồi. Đây là quan điểm sai lầm, lãng phí 6 năm đầu đời là lãng phí 90% tiềm năng của con người, ngày nay quan điểm này đã thay đổi tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Phải chăng chúng ta cũng đến lúc phải thay đổi? Thực tế là dù cha mẹ không dạy thì trẻ vẫn học, vẫn tiếp thu thông tin, vì thế, thay vì để trẻ học những điều xấu hoặc những điều vô bổ, hãy giúp trẻ học những điều bổ ích có lợi cho trẻ sau này. Trẻ học từ trong bụng mẹ, vì thế ko có mốc nào là mốc “tuổi đi học”, chính xác ở đây phải gọi là “trước tuổi đi học lớp 1”, vì thế chúng ta cứ dùng từ “giáo dục sớm” và tạm định nghĩa giáo dục sớm là phương pháp giáo dục trước 6 tuổi – tuổi đi học lớp 1.

Giáo dục sớm cho trẻ là bắt trẻ lý giải được mọi điều trẻ nói

Giáo dục sau tiểu hoc chủ yếu dựa vào khả năng ghi nhớ thông qua lý giải, đây là điều không thể chối cãi. Nhưng khả năng ghi nhớ máy móc là quá trình tất yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh, đồng thời cũng là một loại dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu đối với trẻ. Trẻ sơ sinh từ lúc không hiểu mọi thứ đến việc từng bước hiểu được vạn vật, từ không có ngôn ngữ tới có ngôn ngữ, tất cả đều phải dựa vào khả năng ghi nhớ ấn tượng (khả năng ghi nhớ máy móc) và sự lĩnh hội từ các tình huống trong cuộc sống. Khi người lớn dạy trẻ học nói, không nên yêu cầu chúng lý giải được. Thế nên mới có nguyên tắc “đàn gảy tai trâu” và “mưa dầm thấm lâu”. Bản thân trẻ có hứng thú ghi nhớ máy móc vì như vậy chúng sẽ có thông tin để lấp đầy bộ não đang còn trống rỗng. Nhiều trẻ thích nghe đi nghe lại 1 câu truyện hay 1 bài hát là vì như vậy.

Giáo dục sớm cho trẻ là dạy trẻ những việc dễ mà bỏ quên những việc khó

giáo dục sớm cho trẻ

Người lớn thường áp đặt quan điểm của mình về 1 việc nào đó là khó hay dễ của mình lên trẻ, dẫn đến việc chỉ dạy những điều dễ mà bỏ qua những điều khó, điều này làm hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của trẻ. Với trẻ, sự khó hay dễ hoàn toàn không giống người lớn. Trong suy nghĩ của trẻ, chúng không phân biệt cái gì là khó, cái gì là dễ, chỉ có hứng thú và không hứng thú, chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ, ngược lại sẽ từ chối khi cảm thấy không thích. Ví dụ như bơi và đi bộ, người lớn nghĩ là bơi khó hơn đi, nhưng nếu dạy trẻ bơi, thì ngay từ khi chưa biết đi trẻ đã có thể bơi thành thục nếu được dạy. Nhà khoa học Czarknowski người Nga đã huấn luyện thành công cho trẻ 2 tuần tuổi biết bơi lên để thở và lặn xuống để bú sữa. Ví dụ khác là chúng ta nghĩ học tiếng mẹ đẻ dễ hơn học tiếng nước ngoài, nhưng trẻ sơ sinh thì không nghĩ thế, loại ngôn ngữ nào với chúng cũng là ngôn ngữ mới, vì thế hoàn toàn không có sự phân biệt ngôn ngữ nào khó hơn ngôn ngữ nào, nếu cho tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ, chúng sẽ học hết.

Giáo dục sớm cho trẻ là bắt trẻ “khổ học”

Chúng ta luôn coi học là khổ, từ xưa đã vậy rồi, thế mới có câu “khổ học, khổ luyện”, “mười năm miệt mài khổ luyện”, … vì vậy người lớn thường sợ trẻ nhỏ “khổ sở khi phải học từ sớm”. Thế nhưng, mọi người không hiểu rằng giáo dục sớm là để tạo cho trẻ niềm đam mê thích thú, từ đó không còn khái niệm “khổ” vì học nữa, trẻ sống và học bằng tất cả niềm thích thú của mình, chính điều này giải thoát cái cảm giác “khổ” mà chúng ta đã có từ ngàn năm nay. Giáo dục sớm đúng nghĩa kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi. Học có 2 dạng: học một cách khổ sở và học một cách thú vị chính là vui chơi. Vui chơi có 2 dạng: chơi một cách có ích và chơi 1 cách vô ích. Vui chơi có ích chính là học, mà học vui vẻ chính là vui chơi. Thế mới gọi là “học mà chơi, chơi mà học”.

Giáo dục sớm cho trẻ là không cẩn thiết vì thông minh là tố chất có sẵn, trẻ đã thông minh thì không dạy cũng vẫn thông minh

Có 2 quan điểm trái ngược nhau: trẻ thông minh là do tư chất, do gen di truyền của cha mẹ truyền lại, tóm lại là tài năng bẩm sinh và trẻ thông minh là do được dạy dỗ tốt. Có rất nhiều bằng chứng chứng minh cho từng luận điểm, xin chia sẻ lại với bạn quan điểm phù hợp hơn. Yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều rất rõ ràng, những những tố chất bẩm sinh này chỉ ở dạng tiềm ẩn, để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện mới có thể phát huy tối đa được. Chúng là làm 1 ví dụ: có 2 trẻ, em A sinh ra đã mang sẵn tố chất 80 điểm, em B là 60 điểm. Nếu em A được giáo dục theo cách bình thường, phát huy được 20% tố chất thì sẽ chỉ là 16 điểm mà thôi, còn em B được giáo dục tốt, phát huy được 50% tố chất thì sẽ là 30 điểm. Vậy có phải em B đã thể hiện được khả năng vược trội so với em A?

Một ví dụ thực tế mà tôi có thể tự tin dẫn chứng ra, chúng ta biết đến cuốn sách thai giáo của Sisedike, trong đó có nêu, về lý thuyết di truyền, xác xuất để 1 gia đình có 4 người con đạt chỉ số IQ trên 150 như gia đình học là rất thấp, phải mô tả bằng “con số thiên văn”, bạn có thể hiểu là cực kỳ nhỏ, giống như 1 lúc nào đó tất cả khí trong 1 căn phòng rộng chỉ tập trung ở 1 góc phòng, xác xuất để điều này xảy ra là có, nhưng siêu nhỏ, và chúng ta hiểu là không thể. Thực tế là cả 4 người con của gia đình Sisedike đều được giáo dục bằng những phương pháp đặc biệt, và chúng ta có thể tin rằng, yếu tốt giáo dục là yếu tố quyết định tài năng của trẻ.

Giáo dục sớm cho trẻ sẽ khiến trẻ “thông minh sớm” sẽ sớm tự mãn, không tập trung học và bị cô lập với các bạn và có xu hướng bị tự kỷ

giáo dục sớm cho trẻ

Rất nhiều trường hợp đã rơi vào tình huống này. Có 2 lý do cho việc này. Một là trẻ đã dành quá nhiều thời gian cho 1 đam mê nào đó và bỏ qua các hoạt động khác, dẫn đến việc bị lệch, thường là bỏ qua các tương tác xã hội, không chơi với người khác mà đóng mình 1 chỗ. Hai là cha mẹ đã không dạy cho trẻ các nguyên tắc đạo đức, trong đó có việc khiêm tốn, ham học hỏi và giúp đỡ người khác và những người xung quanh lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ. Vì thế, nếu trẻ mắc phải vấn đề trên thì lỗi nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải ở giáo dục sớm. Trẻ được giáo dục sớm ở nhà dù đã biết rất nhiều, nhưng không thể biết hết được, đến lớp vẫn có nhiều điều phải học, với 1 thái độ cầu thị và luôn coi mọi người đều có gì đó cho mình học thì trẻ sẽ học rất nghiêm túc. Thay vì kiêu ngạo thì trẻ được giáo dục sớm có thể giúp các bạn mình học bài, hiểu bài, như vậy không có lý do gì trẻ bị cô lập cả.

Bài viết trên DINO đi học đã đưa những thông tin khách quan và khoa học đã được kiểm chứng và khảo sát ở rất nhiều các bậc phụ huynh. Mong rằng các ba mẹ sẽ sớm nhận ra được đâu là những quan điểm sai lầm, đâu là hành động, là ý nghĩ chưa đúng đắn trong quá trình nuôi dạy giáo dục trẻ mà nhanh chóng thay đổi để mỗi ngày bé yêu được phát triển đa trí thông minh một cách toàn diện theo hướng tích cực nhất. Tóm lại, giáo dục sớm cho trẻ nhỏ là một việc làm vô cùng cần thiết nhưng hãy biết cách áp dụng đúng đắn, đúng thời điểm và hợp lý để phương pháp dạy con hiện đại này không bị phản tác dụng nhé. Chúc bạn thành công trên hành trình đồng hành cùng sự phát triển của con. Đừng quên ba mẹ luôn có DINO đi học đồng hành và hỗ trợ những phương pháp giáo dục sớm hiệu quả nhất hiện nay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *