Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là phương pháp giáo dục cho bé từ khi còn là bào thai cho đến khi con 6 tuổi nhằm kích thích sự phát triển tối đa sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát huy những tố chất tốt đẹp làm cơ sở cho sự phát triển về trí tuệ và cảm súc của con sau này.Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

 
donkeyluckycat
24hbottle
pasante kondom
maisenzashop
tatascarpe
air max goaterra 2.0
lecosonnenschirm
akuschuhe
diegodallapalmaoutlet
24h-bottle
geoxoutlet
diego-dalla-palma
geoxoutlet
gabsoutlet
marellaabiti

 

   Độ tuổi phù hợp nhất để giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là từ 0-3 tháng và có thể áp dụng cho đến khi con 6 tuổi. Trọng tâm giáo dục sớm cho con là làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho bé, xây dựng các môi trường trí tuệ, thẩm mỹ, môi trường phù hợp nhất cho con

   Lợi ích của giáo dục sớm

Phương pháp giáo dục nào cũng hướng tới sự phát triển về trí tuệ và cảm xúc, thể chất cho trẻ. Đối với giáo dục sớm, trẻ sẽ nhận được những lợi ích đó từ khi còn nhỏ, cụ thể như sau:

  • Trẻ được chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự phát triển trong tương lai
  • Khuyến khích phát triển toàn diện ở trẻ
  • Nâng cao sự nhiệt tình học hỏi
  • Trẻ sẽ học được cách biết tôn trọng
  • Tạo dựng kỹ năng làm việc nhóm
  • Nâng cao khả năng vượt khó của trẻ
  • Rèn luyện đức tính nhẫn nại
  • Biết tôn trọng sự khác biệt

Giáo dục sớm giúp phát triển 5 giác quan cho trẻ như thế nào?

Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là thời điểm vàng để “não bộ” tiếp thu mọi thứ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Phương pháp giáo dục sớm kích thích khả năng nhận biết và tiếp thu của trẻ trong giai đoạn này qua việc giúp trẻ phát triển 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

   1. Thị giác

Ngay từ khi lọt lòng, thị giác của bé đã được kích hoạt và có sự phát triển. Trong giai đoạn sơ sinh, thị lực của trẻ còn kém nên rất cần tới sự quan tâm và giáo dục đúng phương pháp từ cha mẹ để sau này bé có thể phát triển tốt thị giác.

Bố mẹ có thể bắt đầu với việc trang trí quanh giường ngủ của bé những bức tranh, hình dán đa màu sắc đa chủ đề như thiên nhiên, động vật, xe cộ… để bé hình thành khả năng nhận thức màu sắc, tiếp xúc với một môi trường phong phú, đa dạng sắc thái ngay trong giai đoạn đầu đời.

Khi bé bắt đầu nhận thức được, hãy để bé tiếp xúc với các bảng chữ cái, số học đầy màu sắc bằng cách dán những hình đó xung quanh không gian vui chơi của con rồi mỗi ngày 1- 2 lần, bế con tới gần những chữ cái và đọc chữ cái đó lên. Việc làm này sẽ giúp trẻ nhận biết được mọi vật xung quanh nhanh chóng và thị giác cũng sẽ phát triển hơn.

   2. Thính giác

Khi mới sinh, trẻ tiếp nhận âm thanh bên ngoài một cách bị động và chưa có khả năng phân biệt được các loại âm thanh khác nhau. Khi bé bắt đầu biết quay đầu, di chuyển cơ thể thì bé sẽ bắt đầu có những phản ứng về âm thanh như việc tìm kiếm nguồn phát của âm thanh hay phản ứng vui vẻ khi nghe được âm thanh yêu thích.

 

Thính giác rất quan trọng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ, vì vậy để phát triển giác quan này, cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé một cách chậm rãi, diễn đạt rõ ràng để giúp bé tăng vốn từ và khả năng phát âm. Ngoài ra, cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng 15 phút mỗi ngày giúp kích thích thính giác trẻ phát triển, bổ trợ cho hoạt động của trí óc.

   3. Khứu giác

Khứu giác là giác quan phát triển sớm nhất của trẻ. Ngay từ lúc lọt lòng, bé đã được tiếp xúc và cảm nhận được mùi hương của mẹ. Tuy nhiên, khi các giác quan khác dần phát triển thì độ nhạy bén của khứu giác lại giảm dần, do đó ba mẹ nên tận dụng giai đoạn ấu thơ để phát triển khứu giác cho bé.

 

Ba mẹ có thể cho bé ngửi mùi hương của các loại hoa, trái cây, mùi thức ăn.. để luyện tập khả năng nhận biết và phát hiện mùi vị của bé.

   4. Vị giác

Giai đoạn sơ sinh, bé đã có phản ứng với các mùi vị. Với các vị chua, cay, mặn, đắng.., bé sẽ cảm thấy khó chịu, nhăn mặt không muốn ăn. Ngược lại, với các vị ngọt, bé sẽ tỏ vẻ thích thú và muốn ăn thêm nữa. Chính vì vậy, để bé nhận biết được mùi vị và phát triển vị giác, ba mẹ khi cho bé ăn nên mô tả các món đó để bé biết được nhiều mùi vị khác nhau và sẽ nhớ được những vị đó từ khi còn bé.

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Hãy cho bé ăn nhiều thức ăn đa dạng từ lỏng, mềm đến cứng hơn, thức ăn làm từ nhiều thành phần khác nhau: rau, trái cây, gia cầm, thủy hải sản, thức ăn có nhiều vị khác nhau và gia vị bổ sung đa dạng

   5. Xúc giác

Xúc giác của trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt ở giai đoạn sơ sinh, mới lọt lòng. Chỉ cần động nhẹ là trẻ sẽ có phản ứng, đặc biệt là ở các bộ phận như môi, bàn tay và bàn chân. Khi bắt đầu tập cử động, bé hay có xu hướng khua tay khua chân sang xung quanh để tìm kiếm, sờ nắm các đồ vật.

Muốn bé phát triển xúc giác, ba mẹ nên cho con tiếp xúc với các loại đồ vật có tính chất khác nhau như nóng – lạnh, cứng – mềm, nặng – nhẹ; đồng thời để trẻ luyện tập các hoạt động cầm, nắm, nắn, bóp của các ngón tay. Từ đó, bé sẽ có cảm nhận tốt hơn về vật thể, tăng khả năng phát triển xúc giác.

Để tạo một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của trẻ, thì việc giáo dục sớm cho con có thể nói là một bước đệm vô cùng quan trọng. Hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh, tất cả đều hướng tới sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cảm xúc cho trẻ. Các bậc phụ huynh hãy nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn trường mầm non với phương pháp giáo dục phù hợp với bé vì một môi trường học tập tốt sẽ là tiền đề để thuận lợi giúp con phát triển sau này.